Nhiều ngày nay, các trang mạng xã hội liên tục chia sẻ hàng trăm bài viết về việc nấu nước chanh, sả, gừng để uống có thể ngừa được COVID-19, nhiều người chia sẻ công thức với nhiều cách nấu khác nhau mà chưa được kiểm chứng. Bác sĩ Phạm Ánh Ngân – Bệnh viện Đại học Y dược, cơ sở 3 (TP.HCM) – cho biết qua thông tin việc sử dụng chanh, sả, gừng để uống và xông mũi họng có tác dụng ngăn ngừa virus đã khiến người dân tập trung mua những loại thực phẩm này, tạo sự thiếu hụt hàng hóa, giá các loại này tăng cao gấp 2 – 3 lần so với bình thường, và việc sử dụng sai cách cũng đem lại nhiều phản ứng có hại. (trích lục theo báo Tuổi Trẻ)
Hiện nay, ngoại trừ các vắc xin được cấp phép sử dụng, chưa có khuyến cáo về thuốc, thức ăn nào có khả năng dự phòng COVID-19. Trong danh sách thuốc điều trị nhiễm COVID-19, cũng không có khuyến cáo dành cho các loại vitamin, hoặc thực phẩm như chanh, gừng, sả. Việc sử dụng chanh, gừng, sả hay bổ sung các loại vitamin nhiều lần trong ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa.
Chanh (Citrus aurantifolia) chứa hàm lượng lớn vitamin C và các vitamin khác như B1… Tuy nhiên, vị chua từ chanh gây ảnh hưởng đến người có bệnh lý dạ dày do tăng lượng acid. Việc uống nhiều nước chanh với lượng vitamin C sẽ kích thích đi tiểu nhiều lần, khiến người mệt mỏi.
Sả (Cymbopogon nardus Rendl) và sả chanh (Cymbopogon flexuosus. Stapf) có thành phần chủ yếu là tinh dầu. Sả có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Tinh dầu sả giúp hỗ trợ tiêu hóa, khai vị. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều sả như nấu thành nước uống thay nước lọc sẽ làm tăng cảm giác nóng vùng dạ dày, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày, thực quản, nóng và đổ ghèn hai mắt. Việc nấu nước sả với đường phèn nếu sử dụng lượng nhiều sẽ tăng cảm giác khát nước, nguy cơ tăng đường huyết ở những người có bệnh lý về rối loạn đường huyết.
Gừng tươi (Zingiber offcinale Rosc) dùng chữa ngoại cảm, bụng đầy trướng, tiêu chảy, đàm ẩm sinh ho. Khi sử dụng nhiều gừng, ảnh hưởng từ tính cay nóng của gừng cũng sẽ tác động đến dạ dày và tiêu hóa, đôi khi khiến người dùng bị táo bón, đi cầu cảm giác nóng rát hậu môn.
Việc sử dụng các loại thực phẩm như chanh, gừng, sả nên được đưa về mức hài hòa như thói quen ăn uống hằng ngày, có thể sử dụng trong quá trình chế biến thực phẩm. Không nên nấu riêng các loại gừng sả để uống liên tục trong ngày. Nếu trà gừng, trà cam sả hoặc nước sả là một thức uống quen thuộc của gia đình, chỉ nên uống xen kẽ trong tuần, không thay thế nước lọc. Trong tuần có thể bổ sung 2-3 ly nước cam/chanh, kèm theo việc ăn các loại rau trái, là đủ để cung cấp vitamin cần thiết cho cơ thể.
Nếu sử dụng vitamin C dạng viên sủi, không dùng quá 2.000mg/ngày và không dùng liên tục trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ. Trong giai đoạn chống dịch hiện nay, chúng ta cố gắng giữ mình bình tĩnh trước những thông tin tư vấn, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc, kể cả các thực phẩm chức năng, cũng như lắng nghe đáp ứng của cơ thể với các loại thực phẩm, để duy trì sức khỏe và tinh thần ổn định.
Lưu ý khi uống nước sả gừng
Những người bệnh cao huyết áp, dạ dày, cơ địa nóng thì không nên uống nước chanh sả gừng
Không uống thay nước lọc
Nếu trong quá trình uống mà bạn gặp phải hiện tượng chóng mặt, buồn nôn thì nên dừng uống.
Nên uống vào buổi sáng vì buổi tối gừng tươi sẽ phản tác dụng
Những ai không nên uống nước gừng?
Những người bị bệnh Gan tuyệt đối tránh xa nước gừng, trà gừng hoặc nước uống từ gừng vì Gừng có vị nóng, kích thích sự bài tiết của các tế bào gan. Khi mắc các chứng bệnh về gan, nếu ăn hoặc uống nước từ gừng sẽ khiến cho các tế bào gan bị hoại tử. Bởi, bản chất của những tế bào gan thường bị hoại tử khi đang trong trạng thái được kích thích.
=> Khi mắc các chứng bệnh về gan như xơ gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ…, tốt nhất bạn không nên lạm dụng nước gừng
Người bệnh dạ dày, tá tràng: Đối với người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, loét tá tràng sẽ được các bác sĩ khuyên không nên ăn gừng, vì trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày. Từ đó, các niêm mạc bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét.
Nếu cảm nắng thì tuyệt đối tránh: Người bị sốt do cảm nóng thì đặc biệt không được uống nước gừng. Uống nước gừng khi bị cảm nắng, nóng có thể dẫn đến tử vong.
Gừng có tính nhiệt. Những người có huyết áp thấp, khi bị tụt huyết áp thì uống nước gừng là tốt, nhưng đối với người có huyết áp cao thì không thể uống nước gừng trong bất cứ lý do gì, đặc biệt là uống nước gừng vào đúng thời điểm đang lên cơn huyết áp cao. Lúc ấy nước gừng sẽ như chất kích thích làm cho huyết áp tăng cao, từ đó có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến…
Tương tự khi thân nhiệt đang cao, nếu uống nước gừng hoặc ăn thức ăn có gia vị gừng sẽ làm cho thân nhiệt tăng cao hơn.
Người thân nhiệt cao, trẻ đang sốt, Phụ nữ trong nửa kỳ cuối mang thai, người bị sỏi mật cũng không nên dùng nước gừng.
Vì thế việc sử dụng nước chanh sả gừng trong giai đoạn hiện nay là hoàn toàn có thể áp dụng được, với mục đích tăng cường hệ miễn dịch, tuy nhiên việc sử dụng không đúng cách sẽ dẫn đến hậu quả. Việc nghe ý kiến đánh giá của bác sĩ kèm theo nhu cầu của bản thân để duy trì tinh thần và sức khỏe ổn định bạn nhé. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại tinh dầu thiên nhiên như Chanh, Chanh Sả, Gừng, Bạc Hà,.. để xông hoặc hít thở giúp thư giản và cải hiện hệ hô hấp. Không những thế, xông tinh dầu thiên nhiên giúp làm sạch không khí và diệt vi khuẩn một cách hiệu quả.